Growtech | Exhibition 2024

Covid-19 là cơ hội 'số hoá sản phẩm nông nghiệp'

2020-05-12 - 4 years ago

Covid-19 đem lại nhiều khó khăn nhưng là cơ hội để các doanh nghiệp nông nghiệp số hoá sản phẩm, biến nguy thành cơ.

Sáng 2/4, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp vượt qua đại dịch. Đây là hội nghị trực tuyến đầu tiên mà một hiệp hội tổ chức trong mùa dịch. Thay vì ngồi họp cùng nhau, các thành viên ngồi tại nhiều nơi và kết nối qua ứng dụng để trao đổi.

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sinh Phan Minh Thông cho biết, các doanh nghiệp chuẩn bị nền tảng hệ thống tốt từ trước thì khi xảy ra dịch sẽ không bị động và thiệt hại nhiều. Như Phúc Sinh vẫn ghi nhận tăng trưởng 30-50% trong quý I năm nay. Bí quyết là Phúc Sinh tập trung vào các khách hàng nhỏ, lẻ ở nước ngoài và áp dụng quản trị, công nghệ vào sản xuất ngay từ đầu. Theo ông Thông,

Tương tự, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nafoods Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết sản lượng kinh doanh trong quý I vẫn tăng trưởng 40% so với năm ngoái nhờ những biện pháp đối phó Covid-19 được áp dụng sớm.

Hầu hết các diễn giả đều cho rằng, lúc này, các doanh nghiệp cải tổ lại hệ thống phần mềm, quản trị, số hoá sản phẩm đảm bảo truy xuất nguồn gốc từng trang trải, từng sản phẩm mới có thể "thắng" khi đại dịch đi qua.

"Những thứ không phù hợp phải cải tổ lại ngay, mới có thể thích ứng và bật dậy khi dịch bệnh đi qua", ông Phan Minh Thông nói.

 

Sản phẩm nông nghiệp sạch có thể truy xuất nguồn gốc thông qua phần mềm ứng dụng. Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Thành Mỹ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mỹ Lan và Tập đoàn Rynan cũng thấy Covid-19 là cơ hội để các doanh nghiệp số hoá sản phẩm, cải tiến từ khâu nhỏ nhất, như áp dụng công nghệ đóng gói mới.

Năm 2019, doanh nghiệp của ông Mỹ là đơn vị duy nhất cung cấp công nghệ đóng gói khí cải tiến giúp bảo quản thịt tới 9 ngày, bảo quản rau củ trong 30 ngày. Công nghệ này nếu áp dụng rộng rãi, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sẽ tối ưu hoá được chi phí, giúp thực phẩm bảo quản lâu hơn.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nafoods Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để vượt qua khó khăn lần này, hai điều các doanh nghiệp cần làm ngay là tập trung khai thác trở lại các thị trường truyền thống bị gián đoạn bởi Covid-19, phát triển thị trường mới thông qua các hiệp định thương mại.

Ông dẫn chứng, thị trường Trung Quốc đã tạm yên ổn trở lại sau dịch, lúc này các doanh nghiệp nông nghiệp cần chuẩn bị "quay trở lại" đây. Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản cùng các Bộ, ngành liên quan cần "mở toang" cánh cửa thị trường này, nhất là về nông sản và trái cây để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) đã được ký, đây cũng là một thị trường cần tập trung và chuẩn bị ngay dù tình hình Covid-19 tại châu Âu vẫn phức tạp. Vì thế, đây là cơ hội để các doanh nghiệp cơ cấu lại. "Quy trình, nhân lực nào phù hợp thì tiếp tục triển khai, còn không thì phải thay thế để thích ứng", Chủ tịch Nafood nói.

Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình cho rằng quyết sách lúc này là tìm cơ hội mới từ các thị trường ngách. Ông đánh giá cách này sẽ giúp giảm thiểu thấp nhất thiệt hại và các ông chủ không phải đau đầu buộc sa thải nhân viên. "Thị trường Trung Quốc, Ấn Độ vừa qua khó khăn do dịch bệnh, nên chỉ cần tận dụng tốt miếng bánh nhỏ của các thị trường này là nuôi anh em ổn", ông Bình nói.

Mặt khác, doanh nghiệp lúc này có thể tận dụng phát triển thị trường nội địa, bởi trước người dân ăn đồ nhập khẩu nhiều, nhưng nay khi vận chuyển hàng hoá gặp trở ngại, họ sẽ quay về tiêu dùng đồ nội địa nhiều hơn. Chủ tịch VIDA ước tính, các doanh nghiệp sản xuất chuỗi thực phẩm trong nước có 9-12 tháng để khai thác cơ hội này.

Ông Trương Gia Bình cũng ví các doanh nghiệp nông nghiệp là "những chiến sĩ hậu cần" trên mặt trận chống Covid-19 với nhiệm vụ đảm bảo lương thực, thực phẩm. Ông cũng nhìn nhận, trong cuộc chiến này, quan trọng nhất là người chỉ huy, phải dự báo trước tình hình, quyết liệt. "Trong chiến tranh, chậm là chết, nên giờ là thời của cá nhanh hơn cá chậm", ông nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/



+84 28 3823 9052+84 24 3516 2063